- Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy và học tập của chương trình tiêu chuẩn được áp dụng đa dạng nhằm giúp cho người học đạt được các chuẩn đầu ra của CTĐT về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm. Các phương pháp giảng dạy và học tập áp dụng trong chương trình gồm 16 phương pháp chính theo bảng mô tả sau:
Stt | Phương pháp giảng dạy | Mô tả |
1. | Thuyết giảng
|
Phương pháp này có thể thực hiện bởi giảng viên hoặc báo cáo viên. Cung cấp/trình bày kiến thức cơ bản (lý thuyết và tình huống thực tế). |
2. | Đọc hiểu | – Đọc giáo trình: Giáo viên chỉ định một nhóm sinh viên đọc nội dung cho các bài giảng tiếp theo, trình bày ý tưởng chính cho phần còn lại của lớp.
– Đọc tình huống: yêu cầu sinh viên đọc và trả lời câu hỏi về tình huống. – Đọc tin tức: Chỉ định sinh viên đọc tin tức về một đề tài và gửi kết quả từ những tin tức riêng lẻ và theo định kỳ. |
3. | Thảo luận nhóm | Sinh viên lên ý tưởng, trình bày nhóm về những phát hiện của vấn đề nghiên cứu. |
4. | Thuyết trình | Chỉ định các chủ đề cho các nhóm sinh viên để nghiên cứu và trình bày cho phần còn lại của lớp. |
5. | Báo cáo/bài tập lớn (cá nhân hoặc nhóm) | Sinh viên được giao làm báo cáo hoặc bài tập về một vấn đề nào đó (làm theo nhóm hoặc cá nhân). Sau đó, sinh viên trình bày báo cáo/bài tập lớn trước lớp. |
6. | Tranh luận | Sinh viên tranh luận các quan điểm khác nhau về một chủ đề. |
7. | Đàm thoại | Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến môn học; giáo viên hướng dẫn sinh viên đạt đến tri thức thông qua thảo luận chung trên lớp hoặc các nhóm nhỏ. |
8. | Tọa đàm | Giáo viên/ Báo cáo viên chuẩn bị các chủ đề semina có liên quan đến môn học; Sinh viên chuẩn bị và cùng trao đổi với giáo viên/ Báo cáo viên. |
9. | Dạy học dựa trên vấn đề | – Mô phỏng: Sử dụng công nghệ (máy tính, phần mềm) để mô phỏng một sự kiện thực tế.
– Tình huống: Giảng viên nêu ra các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập, sinh viên thảo luận và tìm ra giải pháp cho các tình huống. |
10. | Dạy học thông qua dự án | Giảng viên đưa ra các gợi ý, yêu cầu/câu hỏi từ đó sinh viên xây dựng một dự án thuộc phạm vi môn học theo nhóm hoặc cá nhân. |
11. | Đóng vai | Giảng viên chuẩn bị “kịch bản” có nội dung liên quan đến môn học; Một số sinh viên được phân vai để thực hiện “kịch bản”. Số sinh viên còn lại đóng vai trò khán giả và người đánh giá theo phiếu chấm điểm với các tiêu chí được định sẵn. |
12. | Sử dụng phim tư liệu | Giảng viên chuẩn bị phim tư liệu có liên quan đến môn học và hệ thống các câu hỏi; Sinh viên xem phim, sau đó trả lời các câu hỏi theo cá nhân hoặc nhóm. |
13. | Đi thực tế | Giảng viên tổ chức đưa sinh viên đến thăm quan, thực địa tại một đơn vị kế toán như doanh nghiệp, cơ quan… |
14. | Hướng dẫn (học tập đồng đẳng) | Sinh viên được các sinh viên khác (thường là khoá trước) hỗ trợ, kèm cặp. |
15. | Huấn luyện | Giảng viên huấn luyện, kèm cặp, trợ giúp đặc biệt dành cho sinh viên. |
16. | Trò chơi | Giảng viên tổ chức các trò chơi để sinh viên tham gia nhằm nắm bắt các khái niệm hoặc kỹ năng của môn học. |
Việc giảng dạy và học tập có thể được thực hiện dưới hình thức dạy và học trực tiếp, dạy và học dựa vào công nghệ (E-learning) trên các nền tảng MS Teams, Zoom, Google classroom… và tự học.
2. Cách thức đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình ghi chép, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học. Việc đánh giá đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, chính xác, khách quan và phân hóa, thường xuyên liên tục và định kỳ. Yêu cầu và tiêu chí đánh giá cụ thể được thiết kế và công bố cho người học trước khi học. Các thông tin về đánh giá được cung cấp và chia sẻ kịp thời cho các bên liên quan, từ đó, kịp thời có những điều chỉnh về các hoạt động dạy học, đảm bảo định hướng và đạt được mục tiêu dạy học.
Chương trình Kế toán – Kiểm toán tiêu chuẩn áp dụng đa dạng các phương pháp đánh giá. Tùy thuộc vào chuẩn đầu ra và phương pháp dạy – học của từng học phần, các phương pháp đánh giá phù hợp được lựa chọn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá mức độ tiến bộ của sinh viên cũng như hiệu quả đạt được của tiến trình dạy và học.
Các phương pháp đánh giá chủ yếu được thực hiện qua cả quá trình gồm: Thảo luận trên lớp; Bài tập về nhà; Thuyết trình; Kiểm tra nhanh; Tự đánh giá; Phản hồi trên lớp; Viết tiểu luận …
Các phương pháp đánh giá tổng kết (giữa kỳ, cuối kỳ) gồm: Trả lời ngắn; Trắc nghiệm; Tự luận; Viết báo cáo; Thực địa/thực hành; Dự án; Thuyết trình; Bài tập tình huống; Vấn đáp…
Trong chương trình Kế toán – Kiểm toán tiêu chuẩn, các phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics) cho bài tập, thuyết trình, kiểm tra viết, báo cáo… được sử dụng đối với một số môn học giúp sinh viên biết những gì họ được kỳ vọng trong mỗi tiêu chí đánh giá.
3. Cách thức tính điểm
Sinh viên được đánh giá theo thang điểm 10, quy đổi A, B, C, D, F theo quy định đào tạo do nhà trường xây dựng, dựa trên Quy chế đào tạo đại học theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 13/08/2021 của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 08/5/2009 của trường Đại học Ngoại thương. Cụ thể:
– Thang điểm 10 được sử dụng để đánh giá học phần bao gồm các điểm thành phần, điểm thi cuối kỳ và điểm học phần. Điểm học phần bằng tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.
– Thang điểm chữ dùng để phân loại kết quả học dựa trên điểm học phần.
– Thang điểm 4 được dùng khi tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Phân loại | Thang điểm 10 | Thang điểm chữ | Thang điểm 4 | |
Đạt | Giỏi | Từ 8.5 đến 10 | A | 4 |
Khá | Từ 7,0 đến 8,4 | B | 3 | |
Trung bình | Từ 5,5 đến 6,9 | C | 2 | |
Trung bình yếu | Từ 4,0 đến 5,4 | D | 1 | |
Không đạt | Kém | Nhỏ hơn 4,0 | F | 0 |